Rượu ngô có màu gì là câu hỏi rất dễ gây nhầm lẫn của người sử dụng rượu ngô. Câu trả lời của “rượu ngô có màu gì” thường được chia làm hai trường phái trả lời: Thứ nhất: Ngô có màu vàng nên rượu ngô phải có màu vàng. Thứ hai: Rượu ngô cũng như bao loại rượu khác, thì chắc nó phải có màu trong suốt. Hai trường phái trả lời này luôn tranh cãi nhau nếu họ thực sự không am hiểu về chưng cất rượu. Nếu bạn là người hay dùng rượu ngô, thì nhất định bạn không thể bỏ qua được bài này đâu nhé.
Nếu bạn là người thường xuyên cập nhật và đọc các bài viết của tôi trên website, trong bài viết: rượu ngô non thì các bạn đã tự có câu trả lời cho câu hỏi “rượu ngô có màu gì” rồi đúng không nào? Nhưng hôm nay, tôi lại phải ngồi viết chia sẻ lại cho một số bạn chưa đọc bài viết đó, để các bạn tự trang bị thêm kiến thức về rượu ngô nhé.
Trong những ngày giữa tháng 4, khi cái tiết trời mấy hôm nay trở lạnh, “Rét Nàng Bân” ùa về, nên các cuộc điện thoại mua và ship rượu ngô từ khách hàng về công ty chúng tôi nhiều hơn mấy bữa trước. Vẫn như mọi khi tôi nghe máy, với những khách hàng quen thuộc thì sau câu chào hỏi xã giao thì luôn là “em ship cho anh/ chị rượu ngô luôn nhé”, nhưng hôm nay vẫn có bạn hỏi “anh ơi, rượu ngô có màu gì hả anh? rượu ngô có màu vàng đúng không anh?”. Sau một hồi giải thích cho bạn ấy nghe, tối nay quyết định làm phận lao công gõ chữ phục vụ anh em yêu mến rượu ngô.
Rượu ngô, về bản chất nó cũng được chưng cất như các loại rượu truyền thống khác. Muốn có được rượu ngô, thì trước tiên phải có ngô làm nguyên liệu nấu, men rượu để ủ, nước để làm dung môi nấu, nồi trõ, bếp,…
Ngô sau khi bung lên, thời gian bung ngô khoảng 20h đồng hồ liên tiếp, ngô bung xong yêu cầu phải chín, bở, tơi.
Sau khi bung xong ngô, người nấu rượu cho ngô đã chín ra nia để hong cho nguội. Theo kinh nghiệm thực tế thì ngô còn hơi ấm ấm là tốt nhất, lúc này ta rắc men vào thì men dễ ngấm vào ngô hơn, làm cho ngô lên men và chín nhanh hơn.
Sau khi ủ men xong, thời gian khoảng 5-7 ngày tùy mùa nóng hay mát. Người ta cho ngô vào chõ để chưng cất rượu. Việc chưng cất rượu cũng cần kỹ năng nhất định, điều chỉnh lửa để làm sao rượu ra đều và được nhiều nhất. Sau khi đun sôi bếp, hỗn hợp nước và ngô sẽ bốc hơi lên, nó sẽ luân chuyển qua một hệ thống ống gọi là ruột gà, ống này đi qua nước lạnh làm ngưng tụ phần hơi đó, lại chở về trạng thái lỏng như nước, phần chất lỏng này được đưa ra ngoài chính là rượu. Quá trình chuyển hóa chưng cất đó, nó làm thay đổi hình dạng và tính chất của ngô và nước, việc chưng cất này là thuần khiết, chỉ có tác động của nhiệt độ mà thôi. Hơi nước kết hợp vào ngô, dưới tác động của nhiệt độ nó bay hơi, hơi này có màu trong suốt, khi ngưng tụ nó cũng sẽ có màu trong suốt ở dưới trạng thái lỏng. Các bạn nên nhớ, mặc dù ngô màu vàng hay tím, nhưng rượu ngô luôn phải có màu trong suốt các bạn nhé. Độ trong hay đục đục của rượu là do mức độ tạp chất có trong rượu các bạn ạ. Để làm trong rượu ngô, ngày xưa thì chúng ta thường cho vào chum sành hạ thổ thì rượu ngô ủ sẽ êm và trong hơn, còn ngày nay thì họ cho rượu vào máy lọc chuyên nghiệp, rượu sản phẩm sẽ trong như nước cất các bạn ạ.
Hy vọng, với phần chia sẻ trên, tuy nội dung có phần bị lặp lại, nhưng nó cũng sẽ là mới với những người chưa rõ về màu của rượu ngô. Tôi xin khẳng định với các bạn một lần nữa, rượu ngô nguyên chất luôn có màu trong suốt các bạn nhé.
Vũ Văn Dũng viết
Rượu ngô có màu trắng đục đục phải không anh? Mấy đứa bạn em cứ thích uống rượu vàng, em bảo nó mà nó không nghe
ruoungo viết
Đúng rồi bạn. Rượu ngô có màu trắng đục đục, nếu lọc bằng máy thì nó trong như nước suối