Đối với những người uống rượu ngô lọc, thì người uống đa số chỉ quan tâm tới nồng độ rượu, rượu uống có êm không, có đau đầu khồng. Còn đối với người uống rượu ngô truyền thống, rượu ngô có nồng độ cao, độ sốc mạnh. Thì ngoài các yếu tố: rượu êm, không đau đầu,… thì họ còn rất quan tâm tới mùi của rượu ngô. Mùi rượu ngô là một yếu tố tạo nên nét đặc trưng của rượu ngô, nó thường được miêu tả có mùi thơm quyến rũ, có mùi thơm đặc trưng, có mùi thơm nồng,… Nhưng trên thực tế, mùi rượu ngô như thế nào là đúng nhất, chính xác nhất?
Là một người có thâm niên trong lĩnh vực sản xuất rượu ngô, và đã được uống nhiều các loại rượu cổ truyền nổi tiếng của các vùng đất Việt Nam. Tôi nhận thấy, mùi rượu ngô so với các loại rượu khác thì có đặc điểm sau:
- So với rượu nếp thì rượu ngô có mùi nồng hơn.
- So với các loại rượu nấu dưới xuôi, thì rượu ngô có mùi sốc hơn. Vì nồng độ của rượu ngô khá cao, nên tạo cho rượu có mùi sốc và thành từng luồng cảm nhận.
- Mùi của rượu ngô chắc chắn không phải như mùi nước luộc ngô. Vì bản chất, ngô nấu rượu là ngô tẻ, còn ngô luộc là ngô non nên mùi nó sẽ khác nhau.
Nếu bạn làm dính 1 ít rượu ngô vào quần áo, thì mùi thơm của rượu ngô sỗ phảng phất mãi quanh bạn. Để cảm nhận mùi của rượu ngô tốt nhất thì bạn nên xoa 1 ít rượu ra tay của mình, đứng vào chỗ mát, có chút gió nhè nhẹ càng tốt. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được mùi rượu ngô thơm quyến rũ ra làm sao.
Đối với những người trung niên, hoặc những người am hiểu sâu về rượu ngô. Thì rượu ngô cũng được thưởng thức 1 phần qua khứu giác. Họ có thể ngửi rượu ngô để biết được chất lượng men ủ rượu và tuổi rượu.
Rượu ngô lọc, rượu ngô nhẹ độ thì mùi của nó không còn đặc trưng như rượu ngô truyền thống nữa. Vì độ rượu nhẹ, sẽ không làm cho rượu ngô dậy mùi như rượu nặng độ nữa. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn thưởng thức hương vị đặc trưng của rượu ngô, thì bạn nên một lần uống rượu ngô 45 độ nhé. Nó tuy khó uống hơn, nhưng cảm nhận về rượu qua vị giác và khứu giác sẽ rất tuyệt đó.
Để lại lời bình